Bạn muốn đánh bài tứ sắc nhưng chưa biết cách chơi? Bạn cần giết thời gian, muốn giải trí hoặc chơi bài ăn tiền với loại bài này. Chúng tôi sẽ hướng dẫn từ A đến Z một cách chi tiết về bài tứ sắc để quý vị tiện nhất trong việc tìm hiểu của mình. Cùng theo dõi bài viết của chúng tôi để am hiểu tốt nhất về loại bài này nhé.
Mục lục
Bài tứ sắc là bài gì?
Tứ Sắc là là một dạng khác bài khác của bộ bài tam cúc. Loại bài này có thể chơi tối thiểu với 2 người và thường hợp nhất khi chơi 4 người. Bài có hình chữ nhật và được chia làm 4 màu là: xanh, vàng, trắng, đỏ. Mỗi màu như vậy đều có 7 đạo quân là: Tướng, Sĩ, Tượng, Xe, Pháo, Mã và Tốt).
Bộ bài này có 28 lá cho mỗi màu, tổng cộng là 112 lá. mỗi đạo quân có 16 lá chia đều ra 4 màu xanh, vàng, trắng, đỏ do vậy có tên là “tứ sắc”. T
uy nhiên, trên mặt quân bài chỉ viết chữ chứ không minh họa hình ảnh giống như bài Tam cúc và bài Tổ tôm, đồng thời kích thước cũng nhỏ và ngắn hơn. Phía mặt ngoài lá bài chỉ có một màu và các đạo quân khác màu nhưng có giá trị như nhau cho mỗi loại quân cùng tên. Mỗi màu có 28 lá và cả bộ bài có 112 lá.
Các khái niệm nên biết khi đánh bài tứ sắc
Để đánh được bài tứ sắc đầu tiên bạn phải am hiểu về các khái niệm của loại bài này như:
- Chẵn. Là khi bạn có 2 đến 4 lá bài giống nhau và cùng màu.
- Khạp. Là khi bạn có 3 lá bài cùng màu và giống nhau.
- Lẻ. Là khi bạn có bộ ba Tướng – Sĩ – Tượng hoặc Xe – Pháo – Mã cùng màu.
- Rác. Là khi các là bài của bạn riêng lẻ và không thể ghép với bất cứ lá bài nào trong bộ bài của bạn.
Cách đánh bài tứ sắc
Đánh bài tứ sắc không dễ dàng như bài xì dách, xì tố, ba tây, poker trong bộ bài Tây. Tuy nhiên nếu am hiểu được quy luật đánh bài tứ sắc thì mọi chuyện cũng sẽ diễn ra dễ dàng với người chơi.
Bạn sẽ được chia 1 lần 5 lá bài và chia 4 lượt với đủ 20 lá bài. Nhà cái sẽ được chia thêm một quân nửa và được ra lá bài đầu tiên từ 21 lá bài đó. Phần bài được úp kín sẽ được gọi là nọc, đặt ở giữa trung tâm để người chơi có thể lấy về sau để sắp xếp bài của mình theo chẵn, lẻ khi không thể ăn lá bài mà người ngồi bên phải của mình đánh xuống.
Trường hợp nếu bạn ăn từ người chơi một lá bài thì bạn có trách nhiệm phải đánh 1 quân bài trên tay của bạn xuống. Nếu không ăn được thì chúng ta sẽ tiến hành bắt 1 lá bài từ nọc và chọn lấy một quân bài rác của mình để đánh xuống.
Khi một người hết rác thì gọi là tới. Khi tới thì chúng ta lại có cách tính điểm riêng.
Cách tính điểm bài tứ sắc
Đánh bài tứ sắc đã khó, tính điểm bài tứ sắc cũng không dễ dàng. Điểm hay còn được gọi là lệnh. Ngoài việc người tới sẽ được tính là 3 điểm thì các quân bài còn được tính như sau:
- Đôi được tính là 0 lệnh
- Tướng được tính là 1 lệnh
- 3 con đã khui thuộc Xe-Pháo-Mã hoặc Tướng-Sĩ Tượng, ba con cùng màu hoặc ba con chốt khác màu thì được tính là 1 lệnh
- 4 con đã khui được tính là 6 lệnh
- Khạp (còn trên tay) được tính là 3 lệnh
- Quằn (còn trên tay) được tính là 8 lệnh
- 4 con chốt khác màu được tính là 4 lệnh
Lệnh phải là 15 hoặc 21, phải là số lẻ. Nếu là số chẵn thì người tới đã đánh sai sẽ bị phạt.
Cách đánh bài tứ sắc không dễ dàng. Lá bài cũng khác với bộ bài tây mà chúng ta thường sử dụng. Một số người chơi bắt đầu thường thấy khó khăn với loại bài này.
Tuy nhiên, chơi quen sẽ bị say mê và thấy chúng có ý nghĩa. Thông quan bài viết về cách đánh bài tứ sắc mà chúng tôi đã cập nhật hy vọng đã giúp quý vị dễ dàng tiếp cận với loại bài này.